Lễ hội Làng Thượng tiết - Truyền thống Văn hóa không thể lãng quên
Xã Đại Hưng có ba làng: Trinh Tiết, Thượng tiết, Hà Xá, đều là những ngôi làng có truyền thống văn hóa từ lâu đời, thông qua sử sách ghi chéo lại, tên gọi và địa giới hành chính của ba làng đã có từ những năm 1810-1819, trải qua sự phát triền của đất nước, và sự thay đổi của các triều đại, ba làng Trinh tiết, Thượng tiết, Hà Xá có lúc xác nhập, có lúc tách rời nhưng tên gọi của ba làng vẫn được giữ nguyên cho đến tận ngày nay, đã chứng minh cho sự gắn bó, đoàn kết của người dân đây qua năm tháng.
Làng văn hóa Thôn Thượng tiết nằm về phía đối diện 2 làng Trinh Tiết, và Hà xá, ở giữa là đường chính 419 của huyện, vị trí và địa thế của làng được ví như sống lưng con trâu, gồ cao ở giữa và thoải về hai phía, dân cư sinh sống về 1 phía, phía đối diện là ao, hồ, và cánh đồng lúa, tạo nên phong cảnh hữa tình, rất đẹp, đón hướng gió thổi vào màu hè, rất mát vào mùa hè. Lễ hộ làng Thượng tiết là dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng của tất cả người dân của làng, cả những người con sinh sống và làm việc xa quê hương, Hội làng được tổ chức 5 năm 1 lần, thường tổ chức vào đầu tháng Giêng âm lịch, sau tết Nguyên đán vài ngày, đây là dịp anh, em, con cháu, người dân ở xa quê trở về chung một niềm vui chung, quaya quần bên nhau sau bao ngày tháng xa quê hương, hướng về “nơi chôn rau cắt rốn”.
Lễ hội làng được diễn ra trong 3 ngày, ngày đầu tiên là tổ chức phần Lễ, đây được coi là phần quan trọng nhất, thể hiện tấm lòng thành kính của dân làng đối với thành Hoàng làng - người có công xây dựng, mở mang, bảo vệ bờ cõi, phần Lễ được tổ chức long trọng, trang nghiêm do hội Người cao tuổi thôn đảm nhiệm, và được diễn ra tại Đền - Chùa Thượng tiết.
Ảnh: Lối vào Chùa và Đền Thượng Tiết trong dịp Lễ hội làng
Ảnh: Đoàn Tế của hội Người cao tuổi thôn Thượng tiết thực hiện Tế Lễ tại Đền
Ngày thứ 2 và thứ 3 là phần Hội được tổ chức linh đình gồm có rước kiệu, múa rồng và nhiều trò chơi dân gian khác được tổ chức để thỏa lòng mong mỏi của người dân nơi đây mỗi dịp lễ hội được tổ chức. Các bà, các mẹ, các chị ai nấy đều duyên dáng, thướt tha trong bộ áo dài truyền thống, áo bà ba đậm chất Việt Nam, khuôn mặt hân hoan, náo nức trong ngày hội 5 năm mới tổ chức 1 lần.
Kết thúc ba ngày Lễ hội là dịp tất cả người dân trong làng quay quần ăn liên hoan, một là mừng cho lễ Hội được tổ chức thành công tốt đẹp, hai là dịp để người dân có dịp thăm hỏi, động viên và gắn bó tình đoàn kết của người dân trong làng, đặc biệt là những người con xa quê hương không quên nguồn cội.
(Các hình ảnh đều được ghi lại vào năm 2017)