BÀI TUYÊN TRUYỀN XỬ LÝ NƯỚC ĂN UỐNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRONG KHI NGẬP LỤT

10/09/2024
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, mức nước các sông đang lên rất nhanh, hiện tượng ngập ứng đang xảy ra tại các vùng trũng ven sông, việc xử lý nước để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho người dân vùng ngập không có nước sạch để sinh hoạt là vô cùng cấp thiết.

1. Xử lý nước ăn uống

- Trong trường hợp nước giếng bị ngập mà không có nước mưa để sử dụng thì phải lấy nước ngập để xử lý:

a. Làm trong nước

Dùng phèn chua với liều lượng 1g phèn chua (một miếng bằng khoảng nửa đốt ngón tay) cho 20 lít nước. Múc một gáo nước, hoà lượng phèn hoà lượng phèn tương đương thể tích nước cần làm trong cho tan hết, cho vào chum, vại, lu hay thùng nước để khuấy đều, chờ khoảng 30 phút cho cặn lắng hết xuống đáy rồi gạn lấy nước trong. Nếu không có phèn chua thì dung vải sạch để lọc nước, giữ lại các cặn bẩn, làm vài lần cho đến khi được nước trong.

b) Khử trùng bằng hoá chất

Khử trùng bằng hoá chất (Cloramin B, Clorua vôi): thường để khử trùng các nguồn nước cấp cho tập thể, các giếng nơi tập chung dân cư tránh lũ.

Tính lượng hoá chất cần thiết để khử trùng dựa trên cơ sở nồng độ yêu cầu là 10 mg/lít.

Ví dụ: một thùng 30 lít thì cần 0,3 g bột Cloramin B loại 25 % Clo hoạt tính, hoặc 0,4 g Clorua vôi 20% hoặc 0,12 g Clorua vôi 70% để khử trùng. Có thể dùng thìa canh để đong bột hoá chất khử trùng, mỗi thìa canh đầy tương đương 10g. Như vậy để khử trùng 300 lít nước cần khoảng 1/3 thìa bột Cloramin B thông thường (25%).

Quy trình xử lý nước uống

Làm trong nước -> bằng phèn chua à (hoặc bằng vải) -> Khử trùng bằng -> Cloramin hoặc à Clorua vôi -> Đun sôi à -> Uống

Cách khử trùng: Hoà tan hết lượng hoá chất cần thiết vào một gáo nước rồi đổ vào bể chứa, chộn đều. Múc nước giếng lên ngửi, nếu không thấy mùi Clo trong nước thì cho thêm khoảng 1/3 thìa canh bột hoá chất trên vào giếng và khuấy đều, cho thêm đến khi nào nước giếng có mùi clo thì thôi. Múc nước tưới lên thành bể chứa để khử trùng. Nước sau khử trùng 30 phút là sử dụng được.

Lưu ý:

- Không tiến hành khử trùng đồng thời với đánh phèn vì phèn hoặc các chất hữu cơ trong nước sẽ hấp phụ hết Clo hoạt tính và làm mất tác dụng khử trùng của Clo.

- Sau khi khử trùng ngửi thấy mùi Clo thì việc khử trùng mới có tác dụng.

- Nếu lỡ cho quá nhiều Clo thì phải chờ thêm nữa giờ hoặc 1 giờ nữa cho bớt mùi nồng. Nước này vẫn phải đun sôi rồi mới uống được.

2. Quản lý gia súc gia cầm và xử lý xác súc vật trong khi ngập lụt.

 Trong khi ngập lụt, gia súc và gia cầm phải được quản lý chặt chẽ, không thả rông súc vật, gia cầm để tránh làm ô nhiễm môi trường. Làm vệ sinh chuồng trại và tẩy uế hàng ngày bằng các loại hoá chất khử trùng thông thường như: Vôi bột, Cloramin B.

Nếu thấy gia súc, gia cầm có biểu hiện mắc bệnh phải cách ly hoặc đem đi tiêu huỷ (chôn hoặc đốt) đúng theo quy định.

Chú ý:

Trước khi chôn xác động vật chết hoặc bị bệnh cần xử lý bằng vôi bột hoặc hoá chất sát trùng, tốt nhất là bao gói kín bằng vật liệu không thấm nước và chôn ở nơi đất cao xa nguồn nước và khu dân cư. Đào hố chôn sao cho tất cả xác xúc vật được vùi sâu dưới đất cao xa nguồn nước và khu dân cư. Đào hố chôn sao cho tất cả xác xúc vật được vùi sâu dười đất ít nhất 0,8m, đổ 2 – 3 kg vôi lên trên, hoặc phun dung dịch hoá chất khử trùng, tẩy uế nồng độ cao rồi lấp đất, lèn chặt. Cắm biển báo hiệu nơi chôn xác súc vật để tránh bị đào bới. Trường hợp phải chôn ở nơi có nguy cơ ngập nước thì phải nèn chặt bằng đất đá không để các súc vật nổi lên. Những nơi có điều kiện có thể thiêu huỷ xác động vật chết.

BTV xã Đại Hưng

Thêm bình luận :

THÔNG BÁO

Video